Site banner

Toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Thứ hai, 28 Tháng 4, 2025 - 13:49

TẬP TRUNG THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ, CÓ HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN

TẬP TRUNG THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ, CÓ HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN 

 Theo số liệu quan trắc của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, tình hình xâm nhập mặn trên các sông chính trong tỉnh giảm dần đến ngày 18/4 (độ mặn 4,0‰ xâm nhập cách các cửa sông chính khoảng 40-63,4km; độ mặn 1,0‰ xâm nhập cách các cửa sông chính khoảng 53,5-75,9km). Trên sông Cửa Đại: tại trạm Giao Hòa độ mặn cao nhất là 8,7‰ vào ngày 12/4; độ mặn thấp nhất là 3,2 ‰ vào ngày 18/4. Trên sông Hàm Luông: tại trạm Mỹ Hoá độ mặn cao nhất là 8,4 ‰ vào ngày 12/4; độ mặn thấp nhất là 3,8 ‰ vào ngày 19/4. Trên sông Cổ Chiên: tại trạm Vàm Thơm độ mặn cao nhất là 2,0 ‰ vào ngày 12/4; độ mặn thấp nhất là 0,7 ‰ vào ngày 19/4. Dự báo từ tháng 5 - 10/2024, theo Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thời hạn mùa số KTHM-02/17h00/BTRE ngày 15 tháng 4 năm 2024 của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh mực nước dao động theo triều. Mực nước đỉnh triều cao nhất trong các đợt triều cường có xu thế xuống dần từ nửa cuối tháng 04 đến tháng 05, đạt mức thấp nhất trong tháng 06, lên dần từ tháng 07 đến tháng 10. Mực nước đỉnh triều trong nửa cuối tháng 04 ở mức thấp hơn mức báo động (BĐ) I 02-05cm. Cảnh báo các hiện tượng thủy văn nguy hiểm và khả năng tác động: Xuất hiện mực nước đỉnh triều thấp hơn mức BĐ I 02-05cm kèm theo xâm nhập mặn gây thiệt hại trong nửa cuối tháng 04 - nửa đầu tháng 05, khả năng thiếu nước ngọt cục bộ trong sinh hoạt và sản xuất; xuất hiện mực nước đỉnh triều thấp hơn mức báo động BĐII đến cao hơn BĐIII trong tháng 09, tháng 10 gây ngập các vùng trũng, đường giao thông, các khu vực chợ, các khu vực nuôi trồng thủy sản, trang trại chăn 26 nuôi, vườn cây ăn trái ... có độ cao thấp, các khu vực ven sông rạch, vùng ngoài đê bao, đê bao yếu, vùng tiêu thoát nước kém. Mặn: Trong nửa cuối tháng 4 xâm nhập mặn có xu thế giảm dần, ở khu vực thượng nguồn Chợ Lách và Châu Thành (thường xuyên có nước ngọt). Tuy nhiên khu vực từ 50-60km trở xuống cửa sông, xâm nhập mặn vẫn còn duy trì và xâm nhập theo triều ở mức cao. Xâm nhập mặn tiếp tục giảm dần trong tháng 05 nhưng xâm nhập mặn vẫn còn xâm nhập theo triều ở mức cao từ khu vực cách cửa sông 48-50km trở xuống. Xâm nhập mặn giảm mạnh và kết thúc trong tháng 06/2024. Trong nửa cuối tháng 04 xuất hiện 01 đợt xâm nhập mặn: từ ngày 25/04 - 01/05. Trong tháng 05/2024 xuất hiện 02 đợt xâm nhập mặn: đợt 01 từ ngày 06 - 12/05 và đợt 02 từ ngày 19-25/05. Trong tháng 06/2024 xuất hiện 02 đợt xâm nhập mặn: đợt 01 từ ngày 31/05 -06/06 và đợt 02 từ ngày 13-20/06. Dự báo ranh mặn xâm nhập sâu nhất trên các sông từ nay đến hết tháng 06/2024 xuất hiện ở đợt từ 25/04 - 01/05/2024 có khả năng như sau: Độ mặn 4 ‰: Sông Cửa Đại: 47km (Ấp 2, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành). Sông Hàm Luông: 62km (Ấp Khánh Hội Đông, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, Ấp Lân Bắc, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách). Sông Cổ Chiên: 44km (Ấp Tân Điền, xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam). Độ mặn 1‰: Sông Cửa Đại: 66km (Ấp Phú lễ, xã Phú Túc, huyện Châu Thành). Sông Hàm Luông: 74km (Ấp Hàm Luông, xã Tân Phú, huyện Châu Thành. Sông Cổ Chiên: 54km (Ấp Giồng Đắc, xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc). Ngay từ đầu mùa khô, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương các cấp hết sức khẩn trương, quyết liệt trong công tác chuẩn bị phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn năm 2023 - 2024. Triển khai thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương, ban hành kế hoạch và chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt công tác chuẩn bị và xây dựng các phương án ứng phó kịp thời, phù hợp với tình hình xâm nhập mặn. Hiện nay tình hình xâm nhập mặn đang vào cao điểm, các ngành, các cấp đang khẩn trương thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình kết hợp phi công trình để đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và cấp nước trong sinh hoạt cho người dân. Công tác theo dõi; dự báo và cảnh báo: Địa phương và các ngành chuyên môn theo dõi sát tình hình, diễn biến mặn cũng như tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân; cập nhật liên tục các dự báo, số liệu mặn của các cơ quan chuyên môn và văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh; thực hiện truyền tải thông tin đến cộng đồng qua các cổng thông tin, trang website, tin nhắn SMS, ứng dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook,... một cách nhanh chóng, kịp thời. Hiện nay, số liệu mặn 27 trên các sông chính và độ mặn nước nguồn phục vụ sinh hoạt được cập nhật hằng ngày và Bản tin dự báo, cảnh báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh được cập nhật với tần suất 1 lần/tuần. Các ngành chức năng đã tổ chức 117 điểm đo mặn trên các sông chính, công trình đầu mối, cửa lấy nước nhằm chủ động theo dõi diễn biến, tình hình xâm nhập mặn. Ngoài ra, chính quyền địa phương và người dân đã chủ động trang bị máy đo mặn để chủ động kiểm tra nguồn nước trước khi sử dụng, đặc biệt là tại khu vực chuyên canh cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, chôm chôm, vùng sản xuất cây giống, hoa kiểng. Công tác thông tin, tuyên truyền: Từ đầu mùa mưa, các ngành, các cấp tích cực thực hiện công tác tập huấn về các biện pháp phòng chống, ứng phó xâm nhập mặn. Ban hành lịch thời vụ và khuyến cáo người dân sản xuất theo lịch; tuyên truyền, phát động nhân dân, doanh nghiệp tích cực trữ nước mưa, nước ngọt bằng nhiều hình thức như: Tận dụng các dụng cụ trữ nước đã được hỗ trợ; trữ nước trong các ống hồ, mái, lu, bồn chứa, túi chứa nước; đào hố trải bạt, ngăn chứa nước trong ao hồ, mương vườn, đắp đập cục bộ từng khu vực và các biện pháp khác đảm bảo có đủ nguồn nước ngọt phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Công tác vận hành các công trình: Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi đã chủ động phối hợp với địa phương xây dựng kế hoạch vận hành các công trình năm 2024 và điều chỉnh linh hoạt theo tình hình mặn. Từ đầu mùa hạn mặn, đơn vị đã thực hiện mở cống tự do để rửa phèn, rửa mặn hạn chế ô nhiễm. Tại các thời điểm được dự báo triều cường và độ mặn lên cao thì thực hiện đóng cống để ngăn mặn, triều cường. Khi độ mặn giảm, thực hiện ngay việc mở các cống đầu nguồn lấy nước ngọt và tiêu xổ các cống cuối nguồn để rửa mặn và giải quyết vấn đề ô nhiễm. Đối với công trình hồ chứa nước Kênh Lấp, huyện Ba Tri, đã thực hiện trữ nước ngọt ngay từ đầu mùa mưa, và đang phục vụ tốt cho người dân. Hiện tại, đơn vị tiếp tục theo dõi diễn biến xâm nhập mặn, chủ động phối hợp với các ngành, địa phương vận hành các công trình, tăng cường công tác kiểm tra tình hình ô nhiễm nguồn nước nhằm tiêu mặn, lấy ngọt, giảm ô nhiễm môi trường, phục vụ sản xuất. Công tác cấp nước sinh hoạt: Hiện nay, các đơn vị cấp nước đã triển khai các phương án cấp nước theo kế hoạch. Thực hiện đo độ mặn nước thô và độ mặn sau xử lý để có kế hoạch trữ nước, vận hành phù hợp kết hợp vận hành hệ thống lọc mặn RO. Hiện nay, đã thực hiện cấp nước ngọt tập trung qua hệ thống RO tại các nhà máy nước: Tân Mỹ, An Phú Trung (huyện Ba Tri); Tân Hào, Hưng Nhượng, Phước Long, Lương Phú (huyện Giồng Trôm); Long Định, Thới Lai (huyện Bình Đại); Thạnh Phú, Hoà Lợi, Phú Khánh (huyện Thạnh Phú); Tiên Thuỷ, Hữu Định (huyện Châu Thành). Luỹ kế đến ngày 19/4/2024, đã cấp 1.777m3 qua hệ thống 28 RO. Thực hiện chở nước thô bằng sà lan cho nhà máy nước Tân Hào, Long Định, Lương Phú, Phước Long; đã vận chuyển nước thô bằng sà lan 8.100 m3 . Khẩn trương lắp đặt đồng hồ nước cho người dân khu vực Cù Lao Long Thành (xã Sơn Phú và Hưng Phong) để vận hành cấp nước phục vụ cho người dân. Đã lắp đặt 350 đồng hồ nước và mở nước phục vụ người dân từ 15/4/2024. Bên cạnh đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã có văn bản gửi các tổ chức thành viên MTTQ Việt Nam tỉnh và Ban Thường trực MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên hỗ trợ cung cấp nước sạch, không nhiễm mặn cho người dân. Hiện nay, một số địa phương đã tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nước sạch cho người dân (theo số liệu báo cáo ngày 19/4) cụ thể trên địa bàn tỉnh có khoảng 165 điểm cấp nước ngọt tập trung miễn phí cho người dân, cụ thể: huyện Giồng Trôm có 09 điểm, huyện Ba Tri có 18 điểm, huyện Chợ Lách có 06 điểm, huyện Thạnh Phú có 41 điểm, huyện Châu Thành có 23 điểm, huyện Bình Đại có 53 điểm, huyện Mỏ Cày Nam có 15 điểm, huyện Mỏ Cày Bắc có 03 xe chở nước lưu động. Huyện Bình Đại tiếp nhận hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân: khoảng 1.211m3 nước ngọt, 3.050 bình nước lọc (loại bình 20 lít), 300 bình nước lọc (loại bình 30 lít); 550 bình nước lọc (loại bình 20 lít). Huyện Giồng Trôm tiếp nhận hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân: khoảng 905m3 nước ngọt, 109 bình nước lọc (loại bình 20 lít); vận động mạnh thường quân hỗ trợ dụng cụ chứa nước cho 16 hộ nghèo, hộ khó khăn (05 thùng chứa nước loại 500 lít, 22 thùng chứa nước loại 30 lít), 02 máy lọc RO công suất 10m3 /ngày/đêm. 
 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn