Site banner

Toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Thứ hai, 28 Tháng 4, 2025 - 16:49

BẾN TRE TẬP TRUNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030

BẾN TRE TẬP TRUNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 

 Qua 03 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030, tỉnh Bến Tre đã tập trung thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đảm bảo, kịp thời, hiệu quả. Cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến, công tác giảm nghèo được tập trung thực hiện với nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện của từng địa phương; triển khai đồng bộ, kịp thời các chính sách hỗ trợ hộ nghèo từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và huy động nguồn lực xã hội hóa thực hiện công tác giảm nghèo và đạt được một số thành tựu quan trọng. Thứ nhất, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025: Đầu tư xây dựng 75 công trình giao thông nông thôn; duy tu, bảo dưỡng 22 công trình trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển tại các huyện Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Tổ chức 66 lớp tập huấn nâng cao năng lực về công tác giảm nghèo cho 11.350 cán bộ cấp huyện, xã, ấp; 29 lớp tập huấn cập nhật kiến thức, về hoạt động Chương trình dinh dưỡng cho 1.860 cộng tác viên dinh dưỡng tại các huyện, thành phố; tổ chức 139 buổi họp mặt, đối thoại chính sách với hơn 10.295 người nghèo, cận nghèo. 23 Thứ hai, thực hiện tốt các chính sách về giảm nghèo: Toàn tỉnh hỗ trợ tiền điện cho 38.614 hộ nghèo và 4.296 hộ chính sách xã hội, mua BHYT cho 99.681 người nghèo, 101.395 người cận nghèo và 537.534 người dân tại các xã bãi ngang ven biển, với tổng kinh phí 598,89 tỷ đồng. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân cho 59.946 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay để phục vụ sản xuất kinh doanh; hỗ trợ cho 95.779 hộ vay chương trình nước sạch - vệ sinh môi trường, 6.337 lượt hộ vay chương trình học sinh-sinh viên; 38.912 lượt hộ vay Quỹ quốc gia về việc làm, 1.217 lượt lao động đi làm việc nước ngoài, với tổng kinh phí 2.990,83 tỷ đồng. Thông qua Quỹ vì người nghèo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; các sở, ban ngành tỉnh và các địa phương đã vận động trên 1.393,7 tỷ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội: Xây dựng mới 290 căn nhà tình nghĩa, 143 căn nhà nghĩa tình đồng đội; 2.340 căn nhà đại đoàn kết; xây dựng 991 cây cầu, làm mới 50 tuyến đường và nâng cấp, cải tạo 267.772 mét đường giao thông nông thôn; hỗ trợ sinh kế cho 3.900 hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn; tặng 42.251 suất học bổng, 53.422 phần học phẩm. Khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 1,84 triệu người dân, phẫu thuật tim cho 25 người, phẫu thuật mắt cho 848 người; mua 30.196 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo; tặng 669.385 suất ăn miễn phí, 36 tấn gạo, 3.919 dụng cụ chứa nước ngọt, nước mưa và 902.702 phần quà an sinh xã hội khác. Thứ ba, các chính sách giải quyết việc làm được quan tâm triển khai thực hiện: Từ năm 2021 đến tháng 12 năm 2023, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 68.618 lao động, đạt 68,61% kế hoạch giai đoạn 2021-2025, trong đó, có 4.321 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; tổ chức 49 phiên giao dịch việc làm với mô hình cafe việc làm kết hợp trực tiếp, trực tuyến và giao dịch việc làm lưu động, góp phần hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu trở lại làm việc trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh và đào tạo cho 11.985 người; Có 3.294 người lao động tham gia chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ngoài ra, còn liên kết đào tạo nâng cao kiến thức ở các cấp trình độ là 262 người. Từ đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 66,55%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 36,90%. Thứ tư, thực hiện tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa, chính sách người có công: Giải quyết kịp thời trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho 18.226 người có công với cách mạng với kinh phí trên 41 tỷ đồng; tiếp nhận mới và giải quyết 1.917 hồ sơ đề nghị hưởng chính sách người có công, điều chỉnh trợ cấp cho 127 đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định; vận động mạnh thường quân, doanh nghiệp nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng 149 mẹ Việt Nam anh hùng còn sống; công tác chăm lo cho người có 24 công được thực hiện tốt, xây dựng 665 nhà tình nghĩa, tặng 104.840 suất quà cho gia đình người có công với cách mạng vào các dịp lễ tết, kinh phí trên 92,67 tỷ đồng. Thứ năm, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, xâm hại trẻ em: Toàn tỉnh đã giải quyết trợ cấp mới cho 9.747 người, nâng tổng số người hưởng trợ giúp hiện nay là 61.119 người, hỗ trợ mai táng phí cho 4.007 người, trợ cấp đột xuất cho 123 trường hợp, tổng kinh phí 361,93 tỷ đồng; hàng năm, tổ chức đoàn thăm, mừng thọ người cao tuổi tròn 90 và 100 tuổi. Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em hàng năm; vận động xã hội hóa trên 3,7 tỷ đồng thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho trên 1.230 trẻ em và gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn. Những kết quả trên đã góp phần kéo giảm hộ nghèo còn 10.600 hộ, tỷ lệ 2,63% vào cuối năm 2023. Tiếp nối những thành tựu đạt được, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung triển khai thực hiện một số giải pháp cụ thể sau: Một là, các cấp ủy, chính quyền tiếp tục lãnh, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 85-KH/TU, ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của dân tộc ta đối với người nghèo. Động viên, hướng dẫn, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo thật sự bền vững, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Hai là, tiếp tục đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng ưu đãi, chính sách xã hội cho người nghèo, trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo không khả năng lao động. Triển khai thực hiện Đề án thí điểm về đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030; vận động nguồn lực để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo không có khả năng lao động, không có điều kiện thoát nghèo có mức sống ngang bằng với mức sống trung bình của người dân trên địa bàn. Ba là, tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tăng cường chính sách, giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo, nhất là phụ nữ, người khuyết tật, tập trung đối với các địa bàn có triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội có thu hồi đất đối với người dân. Kết nối thông tin về lao động, việc làm giữa người lao động và các doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án giải quyết việc làm gắn với thị trường lao 25 động. Thực hiện tốt chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn vệ sinh lao động, cải thiện quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong tình hình mới. Bốn là, tập trung nguồn lực cho giáo dục nghề nghiệp nâng cao trình độ, kiến thức sản xuất, tạo việc làm cho người nghèo; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển, xã đảo. Triển khai thực hiện cuộc vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân giúp đỡ hỗ trợ người nghèo phát triển sinh kế và cải thiện các chiều thiết hụt về dịch vụ xã hội cơ bản; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo. Thực hiện tốt công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; đào tạo các ngành trọng điểm, ngành phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là ngành phục vụ phát triển kinh tế biển; ứng dụng chuyển đổi số và dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp
                                                                             Sở Lao động - Thương binh và Xã hội